Bạn đang hồi hộp và lo lắng trước bài thuyết trình tiếng Anh sắp tới của mình? Bạn muốn tạo ấn tượng thật tốt với khán giả của mình nhưng lại không có đủ tự tin? 2WayEnglish sẽ giúp bạn đánh bay nỗi lo này! Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước tạo nên một bài thuyết trình bằng tiếng Anh thành công.
1. Công thức 10 bước cho bài thuyết trình tiếng Anh hiệu quả
1.1. Chào hỏi khán giả
Trước khi bước vào bài thuyết trình, bạn sẽ muốn gửi lời chào đến khán giả, những người sẽ lắng nghe và theo dõi bạn. Lựa chọn một trong số những mẫu câu sau đây để mở đầu bài nói của mình nhé!
- Hello/Hi everyone
- Good morning/afternoon/evening, everyone
- Hello, everyone. I’d like, first of all, to thank the organizers of this meeting for inviting me here today.
- Good morning everyone and welcome to my presentation. First of all, let me thank you all for coming here today.
- Good morning, ladies and gentlemen. It’s an honor to have the opportunity to address such a distinguished audience (formal)
1.2. Tự giới thiệu bản thân
Một phần thuyết trình thật tự tin và chuyên nghiệp sẽ không thể nào thiếu đi bước “Giới thiệu bản thân” phải không nào? Hãy cho mọi người biết bạn là ai và đến từ đâu. Đương nhiên, nếu muốn, bạn cũng có thể giới thiệu qua về chủ đề của bài nói nữa.
Tham khảo những cách giới thiệu này nhé:
- First, let me introduce myself. I am [tên của bạn] from [tên công ty].
- Good morning/afternoon ladies and gentlemen. I’d like to quickly introduce myself. I am [tên của bạn] from [tên công ty]. (formal)
- Hi everyone. I’m [tên của bạn]. I’m glad to be here with you today. Now let’s get started. (informal)
- Let me start by saying just a few words about my own background. I’m a ….
- Thank you for coming today. I’m [name] and I’m looking forward to talking with you today about [chủ đề bài nói].
- Welcome to [tên sự kiện]. My name is [tên của bạn] and I am the [tên chức vụ hoặc nghề nghiệp của bạn].
- On behalf of [tên công ty], I’d like to welcome you today. For those of you who don’t already know me, my name is [tên của bạn] and I am [chức vụ của bạn]. (formal)
1.3. Giới thiệu chủ đề bài nói
Không chỉ đơn thuần là nêu lên chủ đề, bạn cũng muốn cho người nghe biết được mục đích của bài thuyết trình này. Để khiến mọi người chú ý đến nội dung bài nói, trong phần này, hãy sử dụng những mẫu câu thật ấn tượng:
- Today I will talk about …(our marketing plan)
- As you can see on the screen, our topic today is…
- Today I’d like to discuss/share with you…
- My goal today is to help you understand…
- During my talk this morning/afternoon, I’ll provide you with some background on [tên chủ đề] and why it is important to you.
- I will present my findings on…
- By the end of my presentation, I’d like for you to know…
- I aim to prove to you / change your mind about…
1.4. Giới thiệu những mục chính của bài thuyết trình
Rất nhiều người bỏ qua bước này! Kể cả khi bạn không sử dụng PowerPoint, hoặc đang thuyết trình trong một sự kiện không quá trang trọng, bạn vẫn nên tóm tắt sơ lược dàn ý của bài nói.
Điều này giúp người nghe dễ dàng theo dõi bạn hơn. Nếu không được biết trước điều tiếp theo mà bạn nói là gì, họ sẽ rất dễ rơi vào cảm giác chán nản và buồn ngủ. Là người thuyết trình, bạn sẽ không muốn điều đó xảy ra, phải không nào?
Không những thế, việc giới thiệu các đầu mục chính sẽ giúp bài thuyết trình tiếng Anh của bạn chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Nếu bạn đang trình bày trước ban lãnh đạo, sếp sẽ rất ấn tượng với kỹ năng thuyết trình của bạn đó!
- My talk this morning is divided into [số đầu mục] main sections… First, second, third… Finally…
- Giới thiệu số đầu mục
- I’ve divided my presentation into three main parts.
- In my presentation I’ll focus on three major issues.
- Today I will be covering these 3 (or 5) key points
- We have organized this talk in the following way:…
- Giới thiệu chi tiết dàn ý
-
- First, I’m going to present… Then I’ll share with you… Finally, I’ll ask you to…
- In this presentation, we will discuss/evaluate… By the end of this presentation, you’ll be able to…
1.5. Khi nào khán giả có thể đặt câu hỏi
Bạn có thể bỏ qua phần này nếu phần thuyết trình của bạn không bao gồm phần đặt câu hỏi. Ngược lại, nếu bạn cho rằng người nghe có thể sẽ đặt câu hỏi, hãy cho họ biết rằng khi nào họ có thể hỏi, trong hay sau khi bạn thuyết trình.
Bằng cách này, bạn sẽ tránh được việc bị ngắt lời không mong muốn khi đang trình bày.
Cách nói: “Bạn có thể ngắt lời tôi để đặt câu hỏi nếu muốn”
- If you have any questions, feel free to interrupt me at any time. I’m happy to answer any questions as we go along.
- Please interrupt me, if there is something which needs clarifying. Otherwise, there’ll be time for discussion at the end.
- If you have any questions you’d like to ask, I’ll be happy to answer them.
Cách nói: “Tôi sẽ chỉ trả lời câu hỏi trong phần cuối của bài thuyết trình”
- If you don’t mind, we’ll leave questions till the end.
- There will be time for questions after my presentation.
1.6. Mở đầu cho phần nội dung chính
Sau khi đã hoàn thành màn giới thiệu, đừng quên báo hiệu cho khán giả biết rằng bạn đang đi đến phần nội dung chính nhé. Giờ là lúc kéo lại sự chú ý của họ rồi đây!
Đừng nói “Firstly”, hãy nói:
- I’ll begin/start off by…
- First/First of all, I’d like to give you an overview of…
- So, I’ll begin by bringing you up-to-date on/ giving you an overview of the
- history of/ making a few observations about…
- Let me start by giving you some background information.
1.7. Chuyển sang phần tiếp theo
Bài thuyết trình tiếng Anh của bạn sẽ có nhiều phần với ý chính khác nhau. Để việc chuyển giao giữa hai phần được tự nhiên và trôi chảy, hãy thử nói:
- Now/Next, I would like to talk about
- Let’s move on to our …
Nếu bạn đang thuyết trình theo nhóm và muốn giới thiệu người thuyết trình tiếp theo, bạn có thể nói:
- Up next is [tên], our [chức vụ hoặc nghề nghiệp]. He/She is going to talk/speak about [tên phần tiếp theo]
Ví dụ: Up next is John, our English teacher. He’s going to talk about how to improve English pronunciation. Come on up, John!/Welcome, John!
Nếu bạn đang đi đến đề mục cuối cùng, hãy báo hiệu cho người nghe bằng cách nói:
- Finally I would like to talk about….
- Last but not least, let’s discuss….
1.8. Kết thúc bài thuyết trình
Có rất nhiều cách để trình bày phần kết luận của bài nói. Hãy chọn một trong những cách nói sau đây:
- That brings us to the end of the presentation. I’d like to summarize by saying …
- That concludes my presentation. However, I’d like to quickly summarize the main points or takeaways.
- And on that final note, that concludes my presentation.
- To quickly recap, I’d like you to remember these key points …
- I’d like to bring this presentation to a close with …
- I’d like to close this talk with …
1.9. Cảm ơn khán giả
Đừng quên gửi lời cảm ơn đến những người đã đồng hành cùng bạn trong suốt buổi thuyết trình. Một lời cảm ơn lịch sự cũng là cách bạn ghi dấu ấn tượng trong lòng người nghe, đặc biệt là khi người đó là sếp và đồng nghiệp của bạn.
- I sincerely appreciate your attention today/this evening/this morning.
- And that brings us to the end. I’d like to thank you for your time and attention today.
- Thank you so much for your interest and attention.
1.10. Bắt đầu phần đặt câu hỏi và trả lời
Hãy báo hiệu cho khán giả biết rằng họ có thể đặt câu hỏi nếu muốn.
- If anyone has any questions, I’d be happy to open up the discussion.
- If anyone has any questions, please feel free to ask now and I’ll do my best to answer.
- Would anyone like to ask any questions?
- Now let’s move on to some Q&A. (Q&A = Questions and Answers)
2. Mẫu câu “chữa cháy” cho bài thuyết trình tiếng Anh trôi chảy
Ai đó ngắt lời bạn, máy tính của bạn đột nhiên hỏng, bạn quên mất cách phát âm của một từ mới giữa chừng. Tất cả những điều không may trên đều có thể sẽ xảy ra trong bài thuyết trình tiếng Anh của bạn. Trong những tình huống này, bạn sẽ nói gì và xử lý như thế nào? Dưới đây là một số ví dụ:

2.1. Giải thích lại điều mình vừa nói
Trong quá trình thuyết trình bằng tiếng Anh, hãy nhớ giao tiếp bằng mắt với các khán giả của mình. Khi bạn nhận thấy rằng họ có vẻ không hiểu những gì bạn vừa nói, đừng lo lắng. Hãy bình tĩnh giải thích lại ý kiến của mình:
- Let me just say that in another way.
- Perhaps I can rephrase that.
- Put another way, this means…
- What I mean to say is…
2.2. Trả lời câu hỏi của khán giả
Khi nhận được câu hỏi trong phần Q&A, bạn có thể chưa ngay lập tức nghĩ ra câu trả lời. Lúc này, bạn có thể tự cho mình thêm thời gian suy nghĩ bằng cách nhắc lại câu hỏi của người đó.
Việc làm này cũng giúp bạn đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ câu hỏi. Đồng thời, người hỏi cũng sẽ có cơ hội giải thích lại nếu bạn đã hiểu lầm.
- Thank you. So you would like further clarification on our strategy?
- That’s an interesting question. How are we going to get voluntary redundancy?
- Thank you for asking. What is our plan for next year?
Sau khi hoàn thành phần trả lời của mình, đừng quên xác nhận rằng người hỏi đã cảm thấy hài lòng với câu trả lời của bạn:
- Does this answer your question?
- Do you follow what I am saying?
- I hope this explains the situation for you.
- I hope this was what you wanted to hear!
2.3. Một số tình huống lỗi và cách xử lý
Có vô vàn thứ trong phần thuyết trình có thể đi chệch hướng so với dự định ban đầu của bạn. Trong những tình huống này, hãy nhớ giữ bình tĩnh. Tất cả những gì bạn cần làm là xin lỗi khán giả của mình rồi tiếp tục mà thôi!
- Khi bạn nói vấp:
“Let me say that again. What I meant was…”
- Khi bạn quên một từ mới:
“I might need some help here. Can you tell me the word in English that stands for… ?”
- Khi bạn ngập ngừng và không muốn để thời gian chết:
“Anyway, what I am trying to say is…”
hoặc “Well, as we all know…”
- Khi có vấn đề kỹ thuật:
“It looks like there’s something wrong with the… Give me just a minute here.”
- Khi khán giả cắt lời bạn để đặt câu hỏi:
“I am sorry. If you don’t mind, we will leave questions till the end. When I finish speaking, I would be glad to answer your question.”
- Khi bạn bất ngờ mất dấu và không nhớ mình đang nói đến phần nào:
“I’m sorry, where was I?”
Hoặc “Where were we?”
3. Lời khuyên dành cho bài thuyết trình bằng tiếng Anh của bạn
3.1. Hãy dùng những từ đơn giản
Không nên dùng những từ mới quá khó cho bài thuyết trình của bạn. Khán giả có thể sẽ không hiểu bạn đang nói gì,. Hoặc hơn thế nữa, bạn có thể quên mất cách phát âm từ đó và trở nên lúng túng ngay trong phần trình bày của mình.
Cố gắng dùng những từ đơn giản và câu ngắn gọn để đảm bảo rằng bạn đang truyền tải bài nói một cách hiệu quả nhất.
3.2. Không cần nói quá nhanh
Mọi người đều biết và có thể thông cảm vì tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn đang trình bày một cách chậm rãi, rõ ràng và dễ hiểu.
3.3. Nhờ một chuyên gia kiểm tra lại phần PowerPoint của bạn
Khán giả có thể sẽ không để ý những lỗi phát âm của bạn trong khi nói. Nhưng lỗi chính tả trên slide sẽ rất dễ gây chú ý và tạo ấn tượng thiếu chuyên nghiệp cho bài thuyết trình.
Hãy nhờ một người bạn đáng tin tưởng giúp bạn kiểm tra các lỗi chính tả và ngữ pháp trong slide.
3.4. Luyện tập bài nói cho thật nhuần nhuyễn
Việc thuyết trình bằng tiếng Anh có thể khiến bạn cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Để chuẩn bị tốt nhất cho phần thuyết trình của mình, hãy ghi lại những ý chính ra giấy và luyện tập trước. Ghi âm hoặc quay video rồi xem lại. Bạn sẽ nhận ra rất nhiều thứ mà bạn có thể cải thiện thêm cho bài thuyết trình của mình.
Tuyệt vời hơn nữa, bạn có thể tìm đến một người bạn, nhờ họ nghe và đưa ra nhận xét.
Việc chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều khi trình bày trước đám đông đó!
3.5. Dùng động từ thay vì danh từ, dùng thể chủ động thay vì bị động
Một lần nữa, hãy đảm bảo rằng bài nói của bạn đơn giản và dễ hiểu nhất có thể. Tránh dùng những cấu trúc ngữ pháp quá phức tạp.
Ví dụ, nếu bạn dùng danh từ:
The delivery of the package took place on Sunday afternoon by the post office.
Thay thế bằng động từ để câu trở nên ngắn gọn hơn:
The post office delivered the package on Sunday afternoon.
Ví dụ khác, nếu bạn dùng thể bị động, người nghe có thể cảm thấy khó hiểu:
Five thousand apartments were rented by ABC Housing last year.
Thay vào đó, hãy dùng thể chủ động:
ABC Housing rented 5,000 apartments last year.
Trên đây là mọi điều bạn cần biết về việc thuyết trình bằng tiếng Anh! Thực chất, thuyết trình bằng tiếng Anh chỉ là một trong vô vàn những kỹ năng mềm mà bạn có thể dễ dàng nắm vững. Hãy tin tưởng vào bản thân mình và trình bày bài nói của mình thật tốt nhé. Chúc bạn may mắn!
Tham khảo thêm Kỹ năng viết email bằng tiếng Anh tại đây
Cơ hội rèn luyện kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh và cải thiện phát âm với KHÓA HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI ĐI LÀM tại 2WayEnglish. Bạn không chỉ được hướng dẫn và chỉnh sửa phát âm kỹ càng bởi giáo viên bản địa, mà còn có cơ hội tự mình thuyết trình bằng tiếng Anh thông qua các project sau mỗi bài học! Liên hệ 2WayEnglish để được tư vấn lộ trình chi tiết!